Microsoft Teams là gì? Teams bao gồm những tính năng gì mà được ngợi ca đến vậy? Ai nên sử dụng và xem hướng dẫn sử dụng Microsoft Teams chi tiết ở đâu?
Microsoft Teams là ứng dụng đã quá quen thuộc với người sử dụng Microsoft nhiều năm nay. Nhắc đến Microsoft Teams là người dùng chỉ nghĩ đến tính năng nghe, gọi, họp trực tuyến, chat nhóm. Tuy nhiên, nó còn “khủng” hơn nhiều những gì bạn nghĩ và đang sử dụng.
Microsoft Teams “ẩn chứa” những sức mạnh và tính năng ấn tượng còn chưa được khai thác. Teams sẽ giúp đội, nhóm của bạn làm việc hiệu quả hơn và năng suất hơn.
Bài viết này sẽ chia sẻ và hướng dẫn sử dụng Microsoft Teams chi tiết – đứng trên cảm quan là người dùng với nhiều kinh nghiệm support khách hàng của Incomda
1. Microsoft Team là gì?
Microsoft Team là nền tảng dùng để giao tiếp và cộng tác giữa các nhóm với nhau. Microsoft Team giúp xây dựng không gian làm việc chung của các nhóm, trò chuyện, hội họp qua video, lưu trữ tệp. Teams có thể tích hợp cùng lúc hàng trăm ứng dụng làm việc.
Microsoft Team giúp doanh nghiệp – đặc biệt là các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, nhiều nhân viên làm việc từ xa – giải quyết bài toán “kết nối, cộng tác, không gian liền mạch” để tạo nên một “Team thứ thiệt”, phát huy tối đa nguồn năng lượng của đội ngũ.
Teams được xem như một dịch vụ chiến lược trong dòng sản phẩm Microsoft 365 từ khi ra mắt. Nó đang dần thay thế cho các nền tảng khác là Skype for Business và Classroom. Chính vì vậy, Teams không chỉ là nơi để bạn nhắn tin, gọi điện cho đồng nghiệp như nhiều người vẫn nghĩ.
2. Microsoft Teams được tổ chức và hoạt động như thế nào?
Microsoft Teams có nhiều thành phần cốt lõi làm cho nó nổi bật so với phần mềm cộng tác khác. Nhìn chung, Teams chia thành 5 phần chính. Để dễ hình dung chúng ta sẽ có cách so sánh như sau:
2.1 Team – Một nhóm là một ngôi nhà
Trong Microsoft Teams, sẽ có nhiều nhóm khác nhau được xây dựng. Xem mỗi nhóm là một ngôi nhà thì đây là nơi tất cả thành viên cùng chung sống, làm việc và cộng tác.
Bạn không muốn sống và di chuyển qua lại nhiều ngôi nhà thì trong Teams cũng vậy. Trước khi bắt đầu tạo các nhóm riêng, quản trị viên hay người quản trị nhóm nên cố gắng tổ chức sao cho mỗi người chỉ nên thuộc một nhóm phù hợp. Từ đó, việc quản lý, giao việc, cộng tác sẽ hiệu quả hơn.
2.2 Channel – Một kênh là một căn phòng
Trong mỗi nhóm sẽ có các Channel. Nếu xem đây là những căn phòng thì phòng có thể mở hoặc bị khóa khi chọn kênh Standard hoặc kênh Private. Trong kênh riêng tư, chỉ những người trong kênh của bạn mới có thể nhìn thấy và có “chìa khóa” để vào.
Trong cùng một “phòng”, bạn có thể biết mọi người đang làm gì, nói gì vào lúc nào và khi nào. Tương tự như trong Channel của Microsoft Teams, chúng sẽ là các bài Post. Các cuộc trò chuyện, thông báo, phản hồi đều được hiển thị trong mục Posts. Mọi người trong nhóm đều nhìn thấy mọi thứ trong các bài đăng trên kênh.
Trong căn phòng của mình, bạn có thể thoải mái biểu thị cảm xúc. Hành động này tương ứng với cách bạn phản hồi lại ý kiến của các thành viên trong Channel bằng biểu tượng cảm xúc, Gif, meme, nhãn dán và hơn thế nữa. Đây là tính năng mà Microsoft Team giúp moi người làm việc có hiệu suất nhưng thoải mái hơn, tự do thể hiện cảm xúc, cá tính, từ đó thích làm việc cùng nhau hơn.
2.3 Activity Feed – Nguồn cấp dữ liệu hoạt động là hành lang kết nối
Active Feed trong Microsoft Team để kết nối các kênh. Nó giống như hành lang dẫn đến các phòng để các thành viên nhận được các đề cập, phản hồi và thông báo liên quan đến kênh. Các thông báo này sẽ nằm trong mục Channel notifications.
Nếu bạn muốn biết mỗi kênh có thông báo nào, truy cập vào một kênh và xem trong mục Posts.
Những người trong phòng khác nếu muốn nói chuyện hoặc thông báo cho bạn, họ sẽ gọi tên bạn. Tương tự trong Channel, khi Active Feed, sẽ có tính năng @mention và bạn sẽ nhận được thông báo khi có ai đó nhắc đến bạn mà không cần có mặt trong phòng đó.
2.4 Chat – cuộc trò chuyện riêng tư bên ly cà phê
Khi bạn muốn nói chuyện riêng với một hoặc chỉ một vài người trong nhà, trong phòng, nghĩa là bạn đang tạo Chat hoặc Call tương ứng trọng Microsoft Teams.
Chat thường là nơi để bạn nói chuyện riêng với các thành viên, về các vấn đề xã hội hay các vấn đề cá nhân. Cho nên, nếu muốn nói chuyện và thảo luận về công việc, hãy sử dụng Channel thay vì chat.
2.5 Tab – ghim giấy thông báo lên tường nhà
Trong các phòng khác nhau, bạn có thể đính lên tường các thông báo quan trọng. Đó là những thông báo mà các thành viên trong phòng thường xuyên sử dụng. Tab trong một nhóm cũng tương tự.
Những tab này giúp cho mọi người trong nhóm tập trung vào những mục tiêu quan trọng. Tab giúp họ nhanh chóng tìm thấy các thông tin cần thiết như bảng tính Excel, kế hoạch công việc…
Hiểu cách mà Microsoft Teams được tổ chức và cách thức hoạt động là bước quan trọng để việc tiếp cận, cài đặt và giúp đội ngũ sử dụng đơn giản hơn.
3. Các tính năng của Microsoft Teams
Microsoft Teams dễ dàng tích hợp ứng dụng của bạn hoặc bộ ứng dụng của Microsoft. Phần mềm cũng tự động hóa quy trình công việc chỉ từ một ứng dụng duy nhất. Chính vì khả năng này, Microsoft Teams gần như đủ “quyền năng” cho toàn bộ nhu cầu làm việc.
Microsoft Teams có nhiều thành phần cốt lõi giúp nó nổi bật so với các phần mềm khác:
3.1 Cuộc trò chuyện trong kênh và nhóm
Tất cả các thành viên nhóm có thể xem và thêm trò chuyện khác nhau trong Kênh dùng chung. Có thể sử dụng tính năng @mention để mời các thành viên khác tham gia vào các cuộc trò chuyện khác nhau.
3.2 Tính năng chat
Chức năng trò chuyện cơ bản thường thấy trong hầu hết các ứng dụng cộng tác. Có thể là chat giữa các nhóm, nhóm và cá nhân, cá nhân và cá nhân.
Mỗi nhóm sử dụng Microsoft Teams sẽ có một trang trong SharePoint Online. Trang này sẽ chứa một thư mục thư viện tài liệu mặc định. Tất cả các tệp được chia sẻ trên tất cả các cuộc hội thoại sẽ tự động lưu vào thư mục này. Các quyền và tùy chọn bảo mật cũng có thể được tùy chỉnh cho các thông tin nhạy cảm.
3.4 Gọi video trực tuyến và chia sẻ màn hình
Sử dụng các cuộc gọi video nhanh chóng và liền mạch cho nhân viên trong doanh nghiệp hoặc khách hàng bên ngoài doanh nghiệp của bạn. Team cũng có tính năng chia sẻ màn hình đơn giản và nhanh để được hỗ trợ kỹ thuật thời gian thực.
3.5 Online meetings
Tính năng này có thể giúp nâng cao khả năng liên lạc, các cuộc họp toàn công ty. Thậm chí cả đào tạo với chức năng họp trực tuyến có thể chứa tới 10.000 người dùng. Cuộc họp trực tuyến có thể bao gồm bất kỳ ai bên ngoài hoặc bên trong doanh nghiệp. Tính năng này cũng bao gồm tạo lịch, ghi chú, đính tệp và nhắn tin trò chuyện trong cuộc họp.
3.6 Họp thoại
Đây là một tính năng bạn sẽ không tìm thấy trong nhiều nền tảng cộng tác. Với tính năng này, bất kỳ ai cũng có thể tham gia cuộc họp trực tuyến qua điện thoại. Ngay cả những người dùng đang di chuyển cũng có thể tham gia mà không cần internet. (Lưu ý tính năng này yêu cầu cấp phép bổ sung)
3.7 Phần mềm gọi thoại
Gọi thoại qua IP (VoIP) từ máy khách Teams đến máy khách Teams trong Microsoft Teams giúp doanh nghiệp không phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp VoIP với một hệ thống điện thoại tốn nhiều chi phí. Microsoft Teams có thể thay thế hoàn toàn hệ thống điện thoại hiện có của doanh nghiệp bạn. (Lưu ý tính năng này yêu cầu cấp phép bổ sung)
3.8 Khả năng tích hợp cao
Trong Microsoft đã có sẵn hơn 300 ứng dụng với đầy đủ các tính năng cần thiết để làm việc. Ngoài ra, bạn có thể tích hợp thêm các ứng dụng bên ngoài, các ứng dụng bạn thường xuyên sử dụng cũng có thể sử dụng lịch hoạt ngay trong Microsoft Teams.
4. Có gì mới trong Microsoft Teams?
Bản cập nhật tháng 4/2020 mang đến nhiều tính năng bổ sung để hỗ trợ tốt hơn cho các nhóm làm việc tại nhà. Bao gồm các:
- Team Meeting hỗ trợ 9 người cùng tham gia đồng thời (trước đó là 5 người)
- Hiệu ứng nền cho phép bạn thêm nền che phía sau khi gọi video từ xa để che đi căn phòng bừa bộn phía sau bạn chẳng hạn.
- Tính năng làm mờ nền trên ứng dụng iOS
- Phụ đề trực tiếp có sẵn cho iOS và Android
- Tính năng raise hand cho những ai muốn “giơ tay lên” để phát biểu ý kiến khi đang họp từ xa
- Số lượng người tham dự sự kiện trực tiếp đã tăng lên 20.000
- Sự kiện đồng thời: 50 sự kiện có thể được tổ chức đồng thời
- Thời lượng sự kiện tăng lên 16 giờ mỗi lần phát.
- Chia sẻ âm thanh hệ thống trong các sự kiện trực tiếp của Nhóm
- Ứng dụng Yammer dành cho Microsoft Teams hiện đã có sẵn
5. Nhược điểm: Microsoft Teams còn thiếu những gì?
Mặc dù đã có một số cải tiến lớn nhưng Microsoft Team vẫn còn một số thiếu hụt một số tính năng đáng kể:
- Phụ thuộc vào tài khoản Outlook: không thể chia sẻ file tài liệu trong Team mà phải gửi qua Outlook; không có lịch nhóm riêng, bạn phải vào Lịch Outlook để xem lịch của mình
- Cách sắp xếp thư mục, cây thư mục trong Team có phần khó hiểu và rắc rối.
- Một số tính năng của Skype chưa được thêm bên Teams khi họp video, gây ra một số cản trở nhất định.
- Tính riêng tư của các nhóm chưa rõ ràng vì nhiều người có thể tham gia nhiều nhóm hoặc mời những người khác tham gia mà chưa có sự ràng buộc quyền hợp lý
Tất cả các mục trong danh sách các tính năng “Thiếu” này đang được Microsoft tích cực làm việc để hoàn thiện.
6. Microsoft Teams giá bao nhiêu?
Microsoft Team có gói đăng ký miễn phí và các gói có phí của Microsoft 365 với giá và các tính năng như sau:
6.1 Microsoft Teams miễn phí
Mô hình miễn phí bao gồm các tính năng sau:
- 10GB bộ nhớ cho mỗi nhóm cộng thêm 2GB bộ nhớ cá nhân cho mỗi người
- Tin nhắn trò chuyện không giới hạn và có thể tìm kiếm.
- Tích hợp ứng dụng không giới hạn.
- Gọi điện video và âm thanh trong nền tảng Nhóm.
- Tạo nội dung trong thời gian thực với các ứng dụng Office dựa trên web.
- 500.000 người dùng tối đa.
6.2 Microsoft Teams có phí
Microsoft Teams tích hợp trong các giải pháp có phí của Microsoft với giá tương ứng là:
- Microsoft 365 Business Basic: 786.000 (VND/user/năm – đã bao gồm 10% thuế – giá đã giảm 50% theo chính sách Microsoft)
- Microsoft 365 Business Standard: 3.142.000 (VND/user/năm – đã bao gồm 10% thuế – giá đã giảm 20% theo chính sách Microsoft)
- Office 365 E3: 6.284.000 (VND/user/năm – Đã bao gồm 10% thuế)
Đặc trưng của Microsoft Teams trong các gói có phí bao gồm mọi tính năng trong bản miễn phí bổ sung thêm:
- Tổ chức các cuộc họp hội thảo video và trực tuyến cho tối đa 300 người
- Tổ chức các sự kiện trực tuyến cho tối đa 10.000 người
- Lưu trữ email Exchange với địa chỉ miền email tùy chỉnh
- Lưu trữ và chia sẻ tệp cá nhân với OneDrive
- Các dịch vụ Microsoft 365 bổ sung bao gồm SharePoint Online, Yammer, Planner và Stream
- Phiên bản Outlook, Word, Excel, PowerPoint, Access và Publisher trên máy tính
- Các ứng dụng dành cho doanh nghiệp gồm Bookings và MileIQ
- Đăng nhập một lần vào tất cả các ứng dụng và dịch vụ Microsoft 365
- Bắt buộc xác thực đa yếu tố
- Công cụ quản trị để quản lý người dùng và ứng dụng
- Cài đặt và chính sách người dùng có thể đặt cấu hình
- Đảm bảo thời gian hoạt động 99,9% được hỗ trợ tài chính
- Hỗ trợ trên web và qua điện thoại vào mọi thời điểm
6.3 Microsoft Teams miễn phí và có phí có gì khác nhau?
Ngoài các tính năng được liệt kê trên đây, Microsoft Teams miễn phí và có phí có sự khác biệt ở mặt kiểm soát dữ liệu và chia sẻ quyền cho người dùng.
Microsoft Teams đăng ký miễn phí có thể xem như cách “dùng thử” trước khi bạn nâng cấp. Microsoft Teams thuộc các gói Microsoft 365 sẽ trao quyền kiểm soát dữ liệu cho bạn. Nó cũng liên quan đến việc kiểm soát chặt chẽ ai có thể sử dụng nó và ai có thể làm những việc nhất định bên trong nó, dẫn đến một kế hoạch triển khai theo từng giai đoạn trên toàn công ty.
7. Ai nên sử dụng Microsoft Team?
Doanh nghiệp mọi quy mô đều có thể bắt đầu sử dụng Microsoft Teams, đặc biệt với các tổ chức có nhiều phòng ban, nhiều đội nhóm làm việc từ xa. Đặc biệt, trong thời kỳ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển qua làm việc từ xa và nhu cầu đăng ký Microsoft Teams tăng lên rõ rệt.
Nếu doanh nghiệp của bạn đã quen sử dụng Skype for Business thì cũng có thể chuyển qua sử dụng Microsoft Teams dễ dàng vì Teams đang dần thay thế Skype nhưng vẫn đầy đủ tính năng của Skype.
Nếu bạn chưa sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ của Microsoft bao giờ, mặc dù bắt đầu sẽ có một chút khó khăn vì giao diện phức tạp, nhưng các tính năng của Teams là rất đáng để tận dụng để đạt hiệu quả cao hơn.
8. Cách đăng ký Microsoft Team miễn phí
Đối với phiên bản miễn phí, yêu cầu duy nhất là bạn phải có tài khoản Microsoft. Bạn cũng có thể tạo tài khoản Microsoft trong quá trình thiết lập. Bạn không cần đăng ký Microsoft 365 để sử dụng Nhóm Microsoft miễn phí.
Bước 1: Đến teams.microsoft.com và nhấp vào nút đăng ký miễn phí hoặc vào link này và chọn mục Microsoft Teams (miễn phí).
Bước 2: Nhập địa chỉ email tài khoản Microsoft. Nếu bạn sử dụng địa chỉ email khác, địa chỉ này sẽ được sử dụng để tạo tài khoản Microsoft.
Bước 3: Chọn mục đích của bạn – sử dụng Teams cho trường học hoặc doanh nghiệp – rồi nhấp vào nút Tiếp theo màu xanh. Không chọn mục đích sử dụng là bạn bè và gia đình vì bạn sẽ bị buộc sử dụng Skype.
Bước 4: Nhấp vào nút Tạo tài khoản màu xanh nếu bạn không sử dụng tài khoản Microsoft. Nếu không, hãy sử dụng mật khẩu tài khoản Microsoft của bạn và chuyển sang Bước 8.
Bước 5: Tạo mật khẩu và nhấp vào nút Tiếp theo màu xanh.
Bước 6: Nhập mã xác minh được gửi qua email từ Microsoft và nhấp vào nút Tiếp theo.
Bước 7: Lặp lại một đoạn mã khác được hiển thị trên màn hình và nhấp vào nút Tiếp theo.
Bước 8: Cuối cùng, nhập thông tin đăng nhập cần thiết và nhấp vào nút Thiết lập nhóm.
Bước 9: Thực hiện theo quy trình thiết lập ban đầu và bắt đầu mời các thành viên trong nhóm.
Bạn có thể mời thành viên theo ba cách: Sao chép liên kết vào khay nhớ tạm của PC, mời họ thông qua danh bạ được lưu trữ trong Tài khoản Microsoft của bạn hoặc gửi lời mời qua email.
Tham khảo hướng dẫn sử dụng Microsoft Teams chi tiết, trực quan bằng video từ nguồn tài liệu của Microsoft tại đây: MICROSOFT TEAMS TRAINING
9. Bạn có thể tải Microsoft Teams ở đâu?
Khi đã đăng ký Microsoft Teams, bạn có thể sử dụng Teams có sẵn trên các nền tảng sau:
- Windows (32-bit) (64-bit)
- Hệ điều hành Mac
- Android
- iOS
- Chỉ trên web
10. Mẹo: 5 điều cần lưu ý để sử dụng Microsoft Team hiệu quả
Đây là điều bạn cần “clear” nếu như muốn cân nhắc có nên sử dụng Team cho doanh nghiệp của mình hay không.
10.1 Hiểu rõ ưu và nhược điểm của Microsoft Team
Các tính năng của Team rất hữu ích cho các nhóm chức năng hoặc các nhóm dự án làm việc chặt chẽ với nhau. Bất kể các thành viên đang sống và làm việc ở bất kỳ đâu trên thế giới. Ngược lại, Team không phù hợp nếu nhóm của bạn không tương tác thường xuyên, ít kết nối internet.
10.2 Sẵn sàng giúp các thành viên tiếp cận cách làm việc mới
Sử dụng Team sẽ khiến cách thức làm việc thay đổi. Cách bạn giao tiếp, cách bạn lọc thông tin, cách bạn thể hiện bản thân hay cộng tác… Bạn sẽ phải yêu cầu mọi người thay đổi hoàn toàn cách họ làm việc.
Cung cấp cho người dùng của bạn hướng dẫn phù hợp. Các phương pháp hay nhất và ví dụ thực tế về cách sử dụng Team trước khi bắt đầu sử dụng.
10.3 Lấy ví dụ để Team gần gũi hơn
Bạn có thể sử dụng ví dụ “Team như một ngôi nhà” như trên đây để giúp mọi người hiểu hơn về Team và có hứng thú hơn khi sử dụng Team. Khuyến khích mọi người thường xuyên chia sẻ, bình luận, biểu lộ cảm xúc khi sử dụng Team để dần quen với cách làm việc mới.
10.4 Xem Microsoft Team như một kênh làm việc độc lập
Để tận dụng hết tính năng mà Team có, bạn nên khuyến khích các thành viên của mình làm mọi thứ trên Team. Không phải trong Outlook, WhatsApp, tin nhắn hay bất kỳ nơi nào khác.
Các thành viên trong nhóm nên lưu tất cả tài liệu mà họ làm việc vào Nhóm (gián tiếp vào thư viện SharePoint được thiết lập cho mỗi nhóm). Không phải OneDrive của riêng họ hoặc ổ cứng trên máy tính của họ.
Điều này có thể gây ra một số phản đối vì mọi người không quen chia sẻ những thứ vẫn đang “tiến hành” – nhưng đây là chìa khóa để tăng cường hợp tác.
10.5 Hãy kiên nhẫn
Thay đổi hành vi là thật khó! Mọi người đã quá quen với email. Ngoài ra, vì chúng ta vẫn sử dụng email để giao tiếp với “thế giới bên ngoài” nên nhiều người vẫn sử dụng Outlook và Team song song. Bạn có thể chuyển tiếp email tới một kênh trong Nhóm, theo thiết kế phù hợp với thời gian tích hợp .
Để thành công – bạn cần phải rất kiên trì. Khi bạn nhận được email từ các thành viên trong nhóm, hãy trả lời họ trong Nhóm. Sau một thời gian, khi thấy cách hoạt động này tốt hơn, mọi người sẽ hoàn toàn sử dụng Nhóm.
“Có những lúc mà sự thay đổi lớn nhất cần đến là sự thay đổi góc nhìn.” – Denis Diderot.
11. So sánh Microsoft Team và một số công cụ làm việc nhóm khác
Đối thủ trực tiếp và nhiều tính năng tương đồng nhất của Microsoft Team là Slack. Ngoài ra, một số ứng dụng dành cho đội nhóm làm việc tiêu biểu khác phải kể đến Google Meet, Zoho Cliq, và thậm chí là Microsoft SharePoint cũng có những tính năng tương tự.
11.1 Microsoft Team và Slack
Về tính năng chung, cả 2 giải pháp đều cung cấp các công cụ cộng tác và trò chuyện liên tục ở mọi nơi. Cả 2 đều cung cấp tin nhắn tức thời ở các định dạng từ nhóm riêng đến nhóm chung.
Team và Slack cũng có các tính năng tương đồng như thông báo tùy chỉnh, chia sẻ tệp, khả năng tìm kiếm trong lịch sử (các tìm kiếm bao gồm nội dung của tệp thay vì chỉ tên tệp), cũng như các tùy chọn cho các cuộc gọi thoại hoặc video.
Tuy nhiên về tính năng cụ thể thì có nhiều khác biệt như:
- Cuộc gọi thoại/video: Slack giới hạn tối đa 15 người tham gia, Team cho phép đến 250 người tham gia
- Khả năng tích hợp: Slack chỉ cho tích hợp 10 ứng dụng gói miễn phí, Team không giới hạn tích hợp trên cả gói có phí và miễn phí.
- Giới hạn lưu trữ tệp: Giới hạn lớn nhất của Slack là 20GB, trong khi Team có đến 1TB dung lượng ở mọi gói.
- ….
11.2 Microsoft Team và Google Meet
Microsoft Team và Google Meet thuộc 2 bộ ứng dụng văn phòng hàng đầu hiện nay là Microsoft 365 và G Suite. Cả 2 giải pháp đều cung cấp không gian làm việc và cộng tác nhóm. Tuy nhiên có sự khác biệt lớn ở giao diện và tính năng:
- Giao diện Google Meet dễ tiếp cận và sử dụng hơn Microsoft Team
- Microsoft Team cung cấp nhiều khả năng cộng tác vượt trội hơn, không chỉ thiên về video như Meet.
- Microsoft Team cho phép đến 250 người tham gia họp video, Google Meet giới hạn 100 người tham gia.
11.3 Microsoft Teams và Zoho Cliq
Cũng là giải pháp cộng tác nhóm nhưng Zoho Cliq có thể khắc phục các nhược điểm của Microsoft Team về chia sẻ dữ liệu và liên kết email.
Ngoài ra, chi phí để sử dụng Zoho Cliq (thuộc các gói Zoho WorkPlace) cũng thấp hơn Teams. Tuy nhiên, với người dùng Việt thì Zoho còn khá mới lạ. Việc sử dụng 1 giải pháp chưa có độ tin thương hiệu là điều bất lợi của Zoho tại Việt Nam.
12. Kết: có nên sử dụng Microsoft Teams?
Mặc dù không phải ai cũng yêu thích cách hoạt động của Team nhưng Microsoft Teams đã thật sự gây được tiếng vang lớn. Teams kích thích mọi người cùng làm việc với sự thoải mái nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao. Rất nhiều doanh nghiệp đã thành công với Microsoft Teams.
Nếu tổ chức của bạn chưa sử dụng Team, hãy tạo một nhóm và dùng thử! Liên kết nó với không gian cộng tác hiện tại của bạn và xem bạn có thể hưởng lợi như thế nào.
Từ quan điểm người dùng, Teams rất trực quan. Microsoft có đủ tài liệu đào tạo người dùng trực tuyến. Những tài liệu này được trình bày dưới dạng một loạt video ngắn về cách làm những việc khác nhau và thực thi các chức năng khác nhau trong Nhóm.
Hi vọng bài viết tổng quan giúp bạn hiểu rõ Microsoft Teams là gì và nắm được các hướng dẫn sử dụng Microsoft Teams. Tóm lại, Teams mang lại sự đơn giản cho cách làm việc theo nhóm bằng cách cộng tác, chia sẻ, giao tiếp và làm nhiều việc hơn dưới một nền tảng.